Nội dung chính
Vốn pháp định và Vốn điều lệ là 2 trong 6 loại Vốn, Quỹ được quy định dành cho Doanh nghiệp bảo hiểm trong Luật kinh doanh bảo hiểm (được sửa đổi, bổ sung năm 2010). Đây là 2 Quỹ cơ bản nhất để hình thành và thể hiện tiềm lực tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ.
Vốn pháp định
Theo điểm 7 điều 4 Luật doanh nghiệp 2005 quy định: “Vốn pháp định là số vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp”. Tại Việt Nam, chính phủ quy định rõ về Vốn Pháp Định cần có để thành lập doanh nghiệp đối với từng ngành nghề:
Chứng khoán:
- Môi giới chứng khoán: 25 tỷ đồng
- Tự doanh: 100 tỷ đồng
- Quản lý danh mục đầu tư: 3 tỷ đồng
- Bảo lãnh phát hành: 165 tỷ đồng
- Tư vấn đầu tư chứng khoán: 10 tỷ đồng
- Môi giới lao động, việc làm: 50 triệu đồng
Kinh doanh vàng:
- Kinh doanh tại Hà Nội, TP HCM: 5 tỷ đồng.
- Kinh doanh tại các tỉnh thành khác: 1 tỷ đồng.
Kinh doanh bảo hiểm:
- Bảo hiểm Phi nhân thọ: 300 tỷ đồng.
- Bảo hiểm Nhân thọ: 600 tỷ đồng.
Kinh doanh tiền tệ:
- Theo quy định của Luật Ngân hàng và Luật các Tổ chức tín dụng vốn pháp định là 5.000 tỷ.
Kinh doanh Bất động sản:
- KD bất động sản: 20 tỷ.
Vốn pháp định là số vốn tối thiểu ban đầu khi doanh nghiệp được pháp luật công nhận, việc quy định VPĐ nhằm đảm bảo khả năng thực tiễn và mục đích kinh doanh chân chính của doanh nghiệp cũng như bảo hộ quyền lợi của những tổ chức và cá nhân có mối quan hệ với doanh nghiệp, VPĐ khác nhau đối với các loại hình tổ chức kinh doanh khác nhau về tổ chức và quy mô kinh doanh, việc quy định VPĐ phải thể hiện bằng số tiền tuyệt đối.
Như vậy, vốn pháp định yêu cầu để thành lập doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ theo luật hiện hành tại Việt Nam là 600 tỷ đồng.
Vốn điều lệ
Theo Điểm 29 điều 4 Luật doanh nghiệp 2014 quy định: “Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần.”
Tài sản góp vốn có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác ghi trong Điều lệ công ty do thành viên góp để tạo thành vốn của công ty
Vốn điều lệ của doanh nghiệp bảo hiểm là vốn đầu tư cho sự phát triển của doanh nghiệp; là sự cam kết mức trách nhiệm bằng vật chất của các thành viên với khách hàng, đối tác, cũng như đối với doanh nghiệp; Là cơ sở để phân chia lợi nhuận cũng như rủi ro trong kinh doanh đối với các thành viên góp vốn…
Hiểu nôm na: Vốn điều lệ càng cao thể hiện tiềm lực tài chính mạnh mẽ của doanh nghiệp A so với doanh nghiệp B, qua đó ngày càng thu hút thêm nhiều nguồn vốn đầu tư vào doanh nghiệp.
Bảng xếp hạng Vốn điều lệ các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam (cập nhật liên tục):
Việt Nam là thị trường nóng về bảo hiểm nhân thọ, chắc chắn sẽ thu hút nhiều tập đoàn bảo hiểm trên thế giới trong tương lai gần. Sự cạnh tranh càng lớn càng giúp ngành bảo hiểm tại Việt Nam phát triển mạnh mẽ, khách hàng – người dân Việt Nam nhờ đó sẽ được sử dụng nhiều sản phẩm cải tiến, tối ưu hơn nữa!